-
Giỏ hàng của bạn trống!
Những điểm mới trong quy định PCCC
Từ ngày 10-1-2021, Nghị định 136/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (PCCC) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC chính thức có hiệu lực với nhiều điểm mới, phù hợp với thực tiễn.
Nghị định số 136/2020/NĐ-CP gồm 09 chương và 54 điều với 09 phụ lục kèm theo, thay thế Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31-7-2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC. Ngoài việc quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy, Nghị định còn quy định một số biện pháp thi hành nhằm cụ thể hóa các nội dung Luật quy định. So với Nghị định số 79/2014/NĐ-CP, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP giữ nguyên 01/58 điều; sửa đổi, bổ sung 47/58 điều; bãi bỏ 10/58 điều; xây dựng mới 06 điều; sửa đổi, bổ sung 05/06 phụ lục; bãi bỏ 01/06 phụ lục và xây dựng mới 04 phụ lục.
Sát với thực tiễn:
Nghị định 136/2020/NĐ-CP tập trung vào cụ thể hóa điều kiện phòng cháy cho các cơ sở, đối tượng. Chẳng hạn như quy định có thiết kế và phải được thẩm duyệt thiết kế về PCCC đối với khu dân cư xây dựng mới; quy định rõ một số điều kiện đảm bảo an toàn PCCC đối với hộ gia đình vừa ở vừa sản xuất, kinh doanh... Đặc biệt, Nghị định đã bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC là: nhà trọ, trường tiểu học, THCS; nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; cửa hàng tiện ích...
Việc bổ sung các cơ sở như nhà trọ, chi tiết hóa các cơ sở giáo dục... sẽ giúp việc phòng cháy được sát sao hơn. Vì thực tế là hiện nay các cơ sở này luôn có nhiều người học tập, sinh hoạt, ngay sát các khu dân cư. Nhiều nơi lối ra vào khá hẹp, không có lối thoát hiểm..., do đó, cần chú trọng đến phòng cháy để hạn chế sự cố cháy và thiệt hại do cháy gây ra.
Ngoài ra, điểm đáng chú ý của Nghị định 136 là bỏ quy định phương tiện từ 4-9 chỗ ngồi phải trang bị bình chữa cháy. Theo quy định mới, phương tiện từ 4-9 chỗ ngồi chỉ cần tuân thủ điều kiện hoạt động đã được kiểm định, vật tư, hàng hóa bố trí, sắp xếp trên xe bảo đảm an toàn PCCC.
Nâng cao vai trò người đứng đầu cơ sở, địa phương
Nghị định 136 cũng có nhiều điểm bổ sung, hướng tới việc nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chính quyền địa phương, phù hợp theo phương châm “4 tại chỗ” trong công tác PCCC là: lực lượng tại chỗ, chỉ huy tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.
Ngoài ra, Nghị định này cũng đã quy định danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý nhằm bảo đảm phù hợp với mô hình tổ chức mới của Bộ Công an và thực hiện phân cấp tối đa việc quản lý cho cấp cơ sở để nâng cao trách nhiệm, vai trò của chính quyền các cấp trong công tác phòng cháy và chữa cháy, như quy định rõ việc Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức kiểm tra an toàn về PCCC định kỳ 1 năm/lần.
Một số điểm mới của Nghị định như sau:
Một là, Quy định đầy đủ, chi tiết các thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy kèm theo biểu mẫu nhằm bảo đảm tính thống nhất và nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính trong quá trình thực hiện (trong đó bổ sung thủ tục cấp phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ, thủ tục kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy; đơn giản hóa và cắt giảm một số thủ tục hành chính về phòng cháy và chữa cháy như: Giảm số lượng hồ sơ và thời hạn giải quyết thủ tục thẩm duyệt, nghiệm thu, kiểm định, cấp chứng chỉ hành nghề tư vấn về phòng cháy và chữa cháy…; bỏ quy định về thời gian kinh nghiệm tham gia các hoạt động tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát, thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; bỏ danh mục cơ sở thuộc diện phải thông báo với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy về việc bảo đảm các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trước khi đưa vào sử dụng).
Hai là, Bổ sung một số loại hình cơ sở vào danh mục cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy và chữa cháy (nhà tập thể, nhà trọ, trưởng tiểu học, trung học cơ sở), nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình; hầm đường bộ, hầm đường sắt có chiều dài từ 500m trở lên…).
Ba là, Quy định việc xã hội hóa trong công tác kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy…
Về công tác kiểm tra, Nghị định số 136/2020/NĐ-CP quy định theo hướng giảm số lần Cảnh sát PCCC kiểm tra định kỳ cơ sở trong năm, thay vào đó tăng cường vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy, chủ hộ gia đình, chủ rừng trong công tác tự kiểm tra an toàn phòng cháy và chữa cháy. Tại Nghị định 79/2014/NĐ-CP hiện hành quy định Cảnh sát PCCC kiểm tra an toàn PCCC định kỳ hằng quý đối với các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Còn tại Nghị định 136 chỉ nêu, cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn PCCC định kỳ 6 tháng/lần đối với các cơ sở thuộc danh mục cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ. Tức là số lần kiểm tra của cơ quan công an đối với những cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ giảm một nửa so với quy định hiện hành.
Trên đây là một số điểm mới trong quy định PCCC, để được tư vấn và tìm hiểu thêm về các giải pháp PCCC hãy liên hệ với chúng tôi. Công ty TNHH giải pháp chống cháy BLT Việt Nam sẽ giải đáp và tư vấn cho Quý khách nhanh, chính xác về các giải pháp PCCC hiệu quả tối ưu nhất.
Công ty TNHH Giải pháp chống cháy BLT Việt Nam
Địa chỉ : Tầng 3, Tòa nhà 26 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0941631515 - 024 355 63666 - Email: info@tamchongchay.vn
Bình luận
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận