-
Giỏ hàng của bạn trống!
BẬC CHỊU LỬA TRONG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
Hiện nay vấn đề phòng cháy chữa cháy của các công trình xây dựng đang nhận được sự quan tâm hơn bao giờ hết. Vài năm trở lại đây, hỏa hoạn liên tục xảy ra và để lại thiệt hại không hề nhỏ cho mỗi cá nhân, doanh nghiệp và toàn xã hội... Việc thiết kế công tác PCCC cho công trình xây dựng dựa trên nhiều yếu tố, nhưng cái chính vẫn là bậc chịu lửa của công trình xây dựng đó.
Bậc chịu lửa của công trình xây dựng là gì?
Theo quy định tại Mục 1.5.19 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 03:2012/BXD về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị do Bộ Xây dựng ban hành thì Bậc chịu lửa được quy định như sau:
Bậc chịu lửa là đặc trưng chịu lửa của nhà và công trình theo tiêu chuẩn được xác định bằng giới hạn chịu lửa của các kết cấu xây dựng chính.
Cách xác định bậc chịu lửa cho công trình xây dựng:
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng, trước tiên chúng ta cần hiểu một vài thuật ngữ sau:
Giới hạn chịu lửa:
Thời gian (tính bằng giờ hoặc bằng phút) từ khi bắt đầu thử chịu lửa theo chế độ nhiệt tiêu
chuẩn các mẫu cho tới khi xuất hiện một trong các trạng thái giới hạn của kết cấu và cấu kiện
như sau:
- Mất khả năng chịu lực;
- Mất tính toàn vẹn;
- Mất khả năng cách nhiệt.
Tuổi thọ công trình:
Khả năng của công trình xây dựng đảm bảo các tính chất cơ lý và các tính chất khác được thiết
lập trong thiết kế và đảm bảo điều kiện sử dụng bình thường trong suốt thời gian khai thác vận
hành.
Độ bền vững:
Đặc trưng tổng quát về độ bền, độ ổn định của nhà và công trình trong suốt thời gian khai thác
sử dụng.
Để xác định được bậc chịu lửa cho công trình xây dựng các bạn căn cứ vào một số bảng sau để hiểu cho dễ nhé.
1. Bảng 2 TCVN 2622-1995 để biết được bậc chịu lửa của công trình áp dụng cho cột, sàn, tường ...
2. Căn cứ phụ lục C TCVN 2622 -1995 tra vật liệu tương ứng có giới hạn chịu lửa là bao nhiêu (nếu cấu kiến bạn không chỉ rõ được giới hạn chịu lửa) đối chiếu với bảng 2 TCVN 2622 để tra ra bậc chịu lửa công trình.
3. Từ bậc chịu lửa và hạng sản xuất của công trình để tính ra khoang cháy cho phép tương ứng, nhà xây được tối đa bao nhiêu tầng ...
=> Tính toán hệ thống PCCC tương ứng.
Chi tiết bạn xem thêm trong Phụ lục F/QC 06 và H/QC 06 - về khoang cháy.
Các bạn nên kết hợp TCVN 2622-1995 và QCVN 06-2010 để xác định đúng nhất về bậc chịu lửa cho công trình xây dựng của mình.
Trường hợp đối với nhà khung thép mái tôn mà các bạn không đưa ra được giới hạn chịu lửa thì bên PCCC sẽ áp vào nhà bậc V, diện tích khoang cháy là 1200m2 cho xây tối da 1 tầng. Nếu công trình của bạn lớn diện tích trên bạn cần làm tăng bậc chịu lửa của công trình bằng cách thay thế vật liệu hoặc sơn chống cháy cột, kèo... hoặc bọc lại để có thể tăng khoang cháy.
Hiện nay, việc sử dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt cho công trình xây dựng đã trở nên phổ biến được rất nhiều chủ đầu tư tin dùng. Sử dụng tấm chống cháy và tấm cách nhiệt sẽ giúp bậc chịu lửa của công trình được tăng lên kéo dài thời gian vận hành sử dụng, giảm chi phí vận hành xây lắp lâu dài cho nhà đầu tư, kết cấu đảm bảo ổn định, an toàn. Thời gian thi công nhanh, giá thành cạnh tranh, vật liệu xanh thân thiện với môi trường, có tính thẩm mỹ cao.
Sản phẩm tấm chống cháy và tấm cách nhiệt do Công ty TNHH Giải pháp chống cháy BLT Việt Nam cung cấp đã đạt được kiểm định tại Viện Khoa học công nghệ xây dựng và Trường phòng cháy chữa cháy. Phạm vi sử dụng của tấm chống cháy và tấm cách nhiệt rất đa dạng phong phú: có thể sử dụng để bọc hoặc làm lõi lớp chống cháy cho các kết cấu như cửa gỗ, cửa thép, tôn ống gió, cột, dầm, kèo...
Để được tư vấn kỹ hơn về cách tính bậc chịu lửa cho công trình và tấm chống cháy, tấm cách nhiệt cho công trình hãy gọi nhanh cho chúng tôi, đội ngũ tư vấn sẽ giải đáp các thắc mắc cho Quý khách 24/24:
Công ty TNHH Giải pháp chống cháy BLT Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà 26 Lê Trọng Tấn, Thanh Xuân, Hà Nội
Hotline: 0941631515 - 024 355 63666 - Email: info@tamchongchay.vn
Bình luận
Không có bình luận nào cho bài viết.
Viết bình luận